Ấm tử sa trải qua mấy lần nung? Tại sao phần bên trong nắp ấm lại có những hạt màu khác so với thân ấm?

tây thi giáng ba nê

Trong giới trà đạo hẳn không ai là không biết đến Ấm Đất Tử Sa – dụng cụ pha trà hoàn hảo nhất hiện nay. Vậy để tạo nên chiếc Ấm Tử Sa trứ danh, người nghệ nhân sẽ phải nung ấm bao nhiêu lần? Tại sao phần bên trong nắp ấm lại thường có những màu hạt khác so với thân ấm? Nếu bạn cũng đang không biết Ấm Tử Sa trải qua mấy lần nung cũng như sự khác nhau giữa nắp và thân ấm, hãy cùng An Nhi Trà khám phá thông qua bài viết này nhé.

Ấm Tử Sa trải qua mấy lần nung?

Như chúng ta đã biết, Ấm Tử Sa xuất hiện đã từ lâu, trong suốt quá trình hình thành và phát triển ấm trả qua nhiều giai đoạn khác nhau. Nếu xét về số lần nung chúng ta có thể chia ra làm 2 giai đoạn trước và sau thời Dân Quốc.

Xem thêm: Lịch sử ấm tử sa – Một trong 4 quốc bảo của Trung Quốc

tây thi giáng ba nê
tây thi giáng ba nê

Trước thời Dân Quốc

Những chiếc ấm cổ trước thời Dân Quốc được các nghệ nhân chế tác chỉ trải qua một lần nung. Trong quá trình làm ấm, nghệ nhân sẽ làm nắp ấm và thân ấp vừa khít, sau đó rắc thêm một lớp bột silica rồi cho vào lò nung.

Tuy nhiên, sau khi ra thành phẩm thì miệng ấm và nắp ấm lại thường không khít với nhau nữa, khi đậy nắp ấm lại và xoay thì lại xảy ra tình trạng bị kẹt, không trơn tru.

Xã hội phát triển, nhu cầu dùng ấm ngày càng cao, độ khít của nắp và miệng Ấm Tử Sa cũng được các nghệ nhân và người dùng chú trọng hơn, vì vậy bắt buộc phải có sự thay đổi trong quá trình làm ấm.

Vậy chính xác thì sự thay đổi đó là gì, nó mang lại kết quả như thế nào, hãy tiếp tục cùng An Nhi Trà theo dõi.

Xem thêm: [Bật mí] Cách chọn ấm tử sa để phù hợp với từng loại trà

Ấm Tử Sa trải qua mấy lần nung sau thời Dân Quốc

Về sau này, để khắc phục vấn đề nắp ấm và miệng ấm không khít nhau sau khi nung, các nghệ nhân đã nghiên cứu và cho vào quá trình làm ấm thêm một bước gọi là “chỉnh khâu”.

Theo đó, khi ấm đang ở dạng phôi sống trước khi nung người làm ấm sẽ nặn nắp ấm lớn hơn miệng ấm một chút. Sau đó đưa ấm và lò nung và nung lần 1 để vừa chính tới (là lúc ấm đã co ngót xong). Đưa ấm ra khỏi lò rồi dùng máy mài mài nhẵn phần rìa nắp, miệng ấm và những phần thừa ra của nắp ấm. Tiếp đến nghệ nhân sẽ sử dụng đất làm ấm và bôi lên những vị trí vừa mới mài (bước này nhằm mục đích giúp những phần đã mài được nhẵn hơn). Sau đó đưa ấm vào lò và nung lần cuối để ấm chính hẳn là được.

Như vậy, với những chiếc Ấm Tử Sa sau thời Dân Quốc sẽ trải qua 2 lần, 1 lần là khi làm hình ấm xong, nắp ấm lớn hơn miệng ấm và cho lò nung đến khi đất chín, ấm co ngót xong. Lần thứ 2 là sau khi chỉnh khẩu, tức khi ấm co ngót nghệ nhân sẽ làm bước chỉnh khâu để tăng độ khít giữa nắp và miệng ấm, tạo nên thành phẩm như ý.

Xem thêm: Khám phá các loại chân đế của ấm tử sa

tây thi đoàn nê
tây thi đoàn nê

Tại sao phần bên trong nắp ấm lại thường có những màu hạt khác so với thân ấm?

Nếu là một người tinh tế bạn sẽ nhận thấy trên những chiếc Ấm Tử Sa sẽ có vệt đất màu khác trên phần trong nắp ấm. Nguyên nhân được lý giải là do khẩu chỉnh khâu trong quá trình làm ấm các nghệ nhân sẽ bôi đất vào và không dùng công cụ Minh Châm để làm mịn bề mặt. Từ đó tạo nên sự khác biệt về màu hạt giữa nắp ấm và thân ấm.

Vậy có thể khẳng định sự khác nhau giữa phần hạt màu ở trong nắp ấm và thân ấm là do quệt đất sống trong quá trình chỉnh khẩu trước khi đưa vào lò nung lần 2.

Yêu cầu nhất định trong quá trình chỉnh khâu

Để tạo nên một “tác phẩm” Ấm Tử Sa hoàn hảo, nắp ấm và miệng ấm vừa khít đòi hỏi những yêu cầu nhất định:

Phần nắp ấm không được làm quá lớn, nếu không sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức để mài trong quá trình chỉnh khâu.

Muốn chỉnh khâu được thì nhất định người làm ấm phải nặn nắp ấm to hơn miệng ấm, nếu làm nhỏ hơn chiếc ấm coi như bỏ.

Điều này đòi hỏi người nghệ nhân phải biết cách tính toán sao cho tỷ lệ, kích thước nắp ấm và miệng ấm phù hợp. Cũng có nghĩa là người nghệ nhân ngoài kiến thức về bước chỉnh khâu còn phải có cả tay nghề và kinh nghiệm mới có thể “kiến tạo” chiếc Ấm Tử Sa đạt tiêu chuẩn.

Xem thêm: Các dáng ấm tử sa “huyền thoại” trong giới trà đạo

Kết luận

Hy vọng, thông qua những chia sẻ trên bạn có thể biết Ấm Tử Sa trải qua mấy lần nung và tại sao phần bên trong nắp ấm lại có những hạt màu khác so với thân ấm. Cụ thể thì để hình thành Ấm Tử Sa thì nghệ nhân sẽ nung ấm 2 lần và sự khác nhau giữa hạt màu nằm trong nắp ấm là do quá trình quết đất sống lên ở bước chỉnh khâu trước khi nung lần 2.

Nghệ thuật Ấm Tử Sa có vô số điều thú vị mà có thể bạn chưa biết, nếu bạn mong muốn được khám phá thêm về lĩnh vực này hãy đến với An Nhi Trà. Tại đây bạn không chỉ được giao lưu với những người cùng sở thích, bạn còn được mãn nhãn với hàng trăm mẫu Ấm Tử Sa đẹp, mua ấm chính hãng với mức giá tốt nhất.

4.8/5 - (13 bình chọn)