Khái quát về Chu nê

đất chu nê

Đất tử sa (Zisha) là tên chung của 1 loại khoáng sản đặc biệt chỉ có tại vùng đất Trung Quốc. Loại đất này có thể lộ thiên hoặc nằm sâu trong lòng đất, mang nửa tính Cứng của đá và nửa tính Mềm của đất. Khi tìm hiểu về đất tử sa chúng ta sẽ thấy có rất nhiều loại khác nhau, trong đó có Chu nê, vậy Chu nê là gì, chúng có đặc điểm – tính chất gì đặc biệt? Mời bạn cùng An Nhi Trà tìm hiểu khái quát về Chu nê trong bài viết dưới đây nhé.

Khái quát về Chu nê và nguồn gốc của nó.

Theo ghi chép thì vào đời Minh Thanh, Chu nê không có tên riêng, nó được xếp vào phạm trù của Hồng nê. Mãi cho tới thời Dân Quốc thì cái tên Chu nê mới được nhắc đến trong trong cuốn “Dương Tiện Sa Hồ Đồ Khảo”, tuy nhiên lúc này Chu nê chưa có sự phân biệt rõ ràng với Hồng nê.

Bắt đầu từ năm 1949 đến nay, lĩnh vực công nghệ khai thác đất phát triển, số lượng và quy mô khai thác được mở rộng đã giúp phân biệt rõ ràng hơn về Chu nê và Hồng nê. Theo đó, ấm Chu nê sẽ sở hữu màu sắc tươi sáng, có phẩm chất tốt, còn những sản phẩm bình thường khác sẽ được gọi chung là ấm Hồng Nê.

Đặc điểm và phân loại Chu nê tử sa

Quặng Chu nê có dạng đá cuội màu vàng hoặc đá tảng chắc nịch, chất đất khá đều đặn và mịn màng. Sau khi nung sẽ thể hiện màu hải đường hồng, mà chu sa tía hoặc màu chu sa … Người trong giới thường nói “không chu không nhăn” (không luyện không thành tài) bởi Chu nê có đặc tính biến dạng, co rút mạnh. Cũng chính bởi đặc điểm này mà những tác phẩm làm từ Chu nê khá ít, thường làm ở mức độ nhỏ. 

Bên cạnh đó, đất Chu nê chín (loại đất được ngâm ủ lâu, phơi sương) có độ dính cao, cực nhỏ mịn như bột nếp, tồn tại nhiều năm tuổi nên cũng được gọi là “Niên Cao Nê”.

Về cơ bản thì quặng Chu nê được chi thành 3 loại theo mức độ phong hóa khác nhau:

Mức độ 1: Độ phong hóa ở mức độ cao do Chu nê nằm tại tầng đất non thường bị mưa nắng, ảnh hưởng từ thiên nhiên.

Mức độ 2: Độ phong hóa không đồng nhất do quặng Chu nê nằm trong tầng đất non, không phải chịu ảnh hưởng mưa nắng, gió bão từ thiên nhiên.

Mức độ 3: Cũng tương tự như đất Chu nên mức độ 2, nằm tại tầng đất non nhưng thời gian phong hóa lâu hơn. 

Mỗi loại sẽ có những giá trị và đặc điểm nhận diện riêng, chỉ những nghệ nhân lâu năm hay những chuyên gia tìm hiểu về loại đất này mới có thể dễ dàng phân loại.

Khái quát về Chu nê qua kết cấu và tính chất đất

Về kết cấu thì Chu nê là dạng cát bột, rời rạc và nặng, có khả năng tan trong môi trường nước. Ô xít sắc của Chu nê cao hơn Hồng nê thường, nhờ vậy mà màu sắc ấm cũng được tăng lên.

Khi so sánh Chu nê với những loại đất tử sa khác về độ co ngót khi để khô và nung, kết quả cho thấy Chu nê luôn chiếm tỉ lệ cao hơn. Ví dụ như độ co ngót tổng thể của Chu nên là hơn 17%, thậm chí đến 25% nhưng độ co ngót của Hồng nê chỉ rơi vào khoảng 13%.

Do nhiệt độ co ngót lớn, trong giai đoạn kỹ thuật nung chưa phát triển, nhiệt độ nung khi xưa khó khống chế dẫn đến tình trạng khi ấm Chu nê được nung xong, bề mặt ấm đất tử sa chu nê sẽ xuất hiện những vết nhăn ít nhiều. Cũng vì thế mà nhiều người thường nói rằng “không nhàu không là chu”. Sau này, kỹ thuật hiện đại phát triển, công nghệ nung cũng được cải tiến giúp nhiệt độ nung dễ nắm hơn, không còn xuất hiện hiện tượng này nữa.

Khi nung Chu nê, đòi hỏi phải được chuẩn bị kỹ lưỡng và thời gian hong khô vừa đủ, bởi lẽ tỷ lệ co ngót của Chu nê lớn, khí khổng nhỏ, mật độ hạt cao, nước không dễ bốc hơi. Nếu không dùng thời gian để khắc phục những vấn đề này thì tác phẩm sẽ không đạt hiệu quả. Ngay cả khi tăng nhiệt độ nung thì cũng phải tăng một cách từ từ, thời gian để Chu nê nguội cũng hết sức chậm, nếu không ấm sẽ dễ bị nứt vỡ.

ấm tử sa làm từ đất chu nê

Thành phẩm ấm Chu nê

Qua khái quát về Chu nê có thể thấy để tạo ra một chiếc ấm từ Chu nê thuần khiết không phải là điều dễ dàng, chúng đòi hỏi về sự khéo léo, kiên trì của những nghệ nhân.

Ấm Chu nê sau khi được nung thành công sẽ có độ kết tinh cao, bề ngoài hoàn hảo, vẫn có tính thấu khí nhất định, tiếng đanh như tiếng kim loại, bề mặt cắt của mảnh vỡ gần như đồ sứ (độ sứ hóa cao). Chúng ta có thể nhận thấy rất rõ sự thay đổi màu sắc của ấm Chu nê khi nhiệt độ thay đổi đột ngột, khi rót nước sôi, màu ấm sẽ đậm lên, càng hồng nhuận hơn, khi đổ nước nóng đi ấm sẽ nhanh chóng trở về màu ban đầu.

Có thể nói, ấm Chu nê là một trong những loại ấm Tử sa có giá trị mà nhiều trà nhân mong muốn được sở hữu. Hy vọng qua bài viết khái quát về Chu nê bạn sẽ có thêm những thông tin thú vị về Đất Tử Sa – một loại nguyên liệu không thể thiếu để tạo nên chiếc Ấm Tử Sa danh bất hư truyền từ ngàn đời nay. Nếu bạn hứng thú với nghệ thuật trà đạo nói chung và ấm Tử sa nói riêng, hãy ghé An Nhi Trà để khám phá những điều thú vị nhé.

3.9/5 - (25 bình chọn)